Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Thiết kế catalog kích thích khách hàng

Những thiết kế catalog có kích thích thị giác lớn hay sử dụng bốn màu, mới và có sự tương phản chắc chắn sẽ được chú ý đến nhiều hơn.

Với những thiết kế có chọn lọc. Ngay cả những catalog được thiết kế kích thích đã được chú ý đến cũng không nhất thiết sẽ được tiếp nhận đúng như dự kiến. Mỗi người đều cố gò ép thông tin nhân được vào khuôn khổ những ý nghĩ sẵn có của mình. Sự bó méo có chọn lọc mô tả khuynh hướng con người muốn gán cho thông tin những ý nghĩa của cá nhân mình. 


  • Chẳng hạn như người mua có thể nghe thấy nhân viên bán hàng nhắc tới những mặt tốt và xấu của một loại máy tính. Nếu người mua có nhiều thiện cảm với dòng máy tính đó, thì chắc chắn họ sẽ gạt bớt những điều khẳng định xấu để biện hộ cho việc mua một chiếc máy tính náy. Người ta giải thích thông tin theo cách ủng hộ chứ không phải thách thức những quan niệm đã sẵn có. Sự ghi nhớ có chọn lọc. Người ta sẽ quên đi nhiều cái mà họ học được. Họ có khuynh hướng giữ lại những thông tin ủng hộ thái độ và niềm tin của mình. Chính là vì sự ghi nhớ có chọn lọc mà ngươif mua chắc chắn sẽ nhớ những điểm tốt đã được nhắc đến về máy tính của họ và quên đi những điểm tốt đã được nhắc đến về các máy tính cạnh tranh khác. Người mua nhớ những điểm tốt của máy tính đó là vì họ đã "nghiền ngẫm" chúng nhiều nhất mỗi khi họ suy nghĩ đến việc lựa chọn một máy tính qua thiết kế của catalog.


Những yếu tố thiết kế catalog mang tính nhận thức này, (sự quan tâm có chọn lọc, sự bóp méo có chọn lọc và sự ghi nhớ có chọn lọc), có nghĩa là những người làm thiết kế phải cố hết sức mình để đưa được các thông điệp của mình đến địa chỉ cần thiết. Điều này giải thích tại sao những người làm thiết kế sử sụng phương pháp lặp bằng cách cách lặp đi lặp lại nhiều lần các đối tượng đồ họa để gửi thông điệp của mình đến các góc nhìn của người mua. Sự thiết kế quan tâm có chọn lọc có nghĩa là những người làm thiết kế phải cố gắng hết sức để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Những thông điệp của họ sẽ bị bỏ qua đối với phần lớn những người không tìm kiếm sản phẩm đó trên thị trường. Ngay cả những người đang tìm kiếm sản phẩm đó cũng có thể không chú ý đến thông điệp, nếu nó không nổi bật lên giữa một biển những đối tượng đồ họa kích thích bao quanh. Một người có động cơ luôn sẵn sàng hành động. Vấn đề người có động cơ đó sẽ hành động như thế nào trong thực tế còn chịu ảnh hưởng từ sự nhận thức của người đó về tình huống lúc đó. Người mua có thể cho rằng nhân viên bán máy tính nói chuyện liến thoắng là một người đa mưu và không thành thật. Nhưng khách hàng khác có thể lại cho rằng người bán hàng đó là một người thông minh và ân cần. 

Tại sao người ta lại có nhận thức khác nhau về cùng một tình huống? Vấn đề là ở chỗ chúng ta nắm bắt sự vật là tác nhân thông qua những cảm giác truyền qua năm giác quan của mình: Thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác. Tuy nhiên mỗi người chúng ta lại suy xét, tổ chức và giải thích thông tin cảm giác đó theo cách riêng của mình. Nhận thức được định nghĩa là "một quá trình thông qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và giải thích thông tin tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh". Nhận thức không chỉ phụ thuộc vào những tác nhân vật lý, mà còn phụ thuộc vào cả mối quan hệ của các tác nhân đó với môi trường xung quanh và những điều kiện bên trong cá thể đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét